THIẾU MÁU CƠ TIM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Thiếu máu cơ tim là gì?

trieu chung thieu mau co tim

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm khiến cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Lưu lượng máu giảm thường là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần động mạch vành tim. Tình trạng tim bị thiếu máu xảy ra thường xuyên nhất khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc phấn khích (thời điểm này tim yêu cầu lưu lượng máu lớn hơn).

Theo thời gian, cơ tim không được cung cấp đủ máu có thể diễn tiến nặng, khi tim không nhận đủ lượng oxy cũng như dinh dưỡng cần thiết sẽ gây tổn thương cơ tim và làm suy giảm chức năng tim. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân có thể đối mặt với các vấn đề như: loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim

20210219 benh thieu mau co tim 1

Các triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến và điển hình nhất của bệnh lý này là đau thắt ngực (đặc biệt là phần ngực trái). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào (tình trạng này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng). Ngoài ra, phụ nữ, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Khó thở khi tập luyện, hoạt động thể chất
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau cổ hoặc hàm
  • Đau vai hoặc cánh tay
  • Đổ mồ hôi
  • Mệt mỏi
Tim đập nhanh, đau ngực trái, đổ mồ hôi là các biểu hiện của cơ tim bị thiếu máu

Các triệu chứng nghiêm trọng

20210219 benh thieu mau co tim 2

Trong một số trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh cơ tim thiếu máu có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời:

  • Đau ngực dữ dội hoặc đau ngực dai dẳng không dứt
  • Da bị sần sùi
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Đau vai hoặc đau cánh tay

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

xo vua 1548315521029

Tình trạng cơ tim bị thiếu máu xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành bị suy giảm, cản trở. Trong đó, chức năng chính của các hồng cầu (có trong máu) là vận chuyển oxy nuôi các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm cả tim. Khi lượng máu đến tim bị giảm cũng đồng nghĩa với lượng oxy cung cấp cho tim bị giảm.

Thiếu máu cơ tim có thể phát triển chậm theo thời gian do tình trạng động mạch bị tắc nghẽn hoặc cũng có thể xảy ra nhanh chóng đột ngột khi xuất hiện các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành.

Một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Do bệnh xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh này. Các mảng xơ vữa được tạo thành từ Cholesterol và tích tụ trên thành của động mạch gây cản trở sự lưu thông của máu.
  • Do cục máu đông: Các mảng xơ vữa tích tụ trên thành của động mạnh có thể bị phá vỡ và tạo nên các cục máu đông. Những cục máu đông này di chuyển trong mạch máu khi gặp các đoạn hẹp có thể gây tắc mạch dẫn tới cơ tim bị thiếu máu đột ngột và gây khởi phát các cơn nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân.
  • Do co thắt động mạch vành: Khi các cơ của động mạch vành co thắt tạm thời sẽ làm suy giảm lưu lượng máu và ngăn chặn dòng chảy của máu cung cấp oxy đến cơ tim. Đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng cơ tim bị thiếu máu.

Các tác nhân làm khởi phát cơn đau thắt ngực

Anh chup Man hinh 2023 06 12 luc 1686558180420

Một số tác nhân dưới đây có thể gây khởi phát cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim:

  • Vận động gắng sức.
  • Căng thẳng, stress
  • Sử dụng chất có khả năng gây nghiện như cocain
  • Nhiệt độ quá lạnh

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu cơ tim

nhoi mau co tim thanh duoi la gi

Một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thuốc lá: Nhiều nghiên cứu cho rằng việc hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây xơ cứng thành động mạch dẫn tới tình trạng cơ tim bị thiếu máu.
  • Tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp nếu không điều trị theo thời gian có thể dẫn tới xơ vữa động mạch và gây tổn thương các động mạch vành.
  • Đái tháo đường: Khi lớp nội mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường bị tổn thương sẽ tạo sự co mạch và sự kết dính của các tế bào tiểu cầu đã hình thành nên nhiều cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính.
  • Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn tới tiểu đường, cao huyết áp và làm gia tăng nồng độ cholesterol trong máu.
  • Lối sống lười vận động: Việc lười tập thể dục thể thao cũng làm tăng nguy cơ mắc béo phì và dễ dẫn tới cơ tim thiếu máu.
  • Hút thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng cơ tim thiếu máu

Các biến chứng thiếu máu cơ tim

Bệnh có thể gây nhồi máu cơ tim, biến chứng này có tỷ lệ tử vong rất cao nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành do huyết khối gây nên càng kéo dài thì tính mạng của người bệnh càng bị đe dọa.

Bên cạnh đó, tình trạng cơ tim thiếu máu có thể để lại các biến chứng khác như:

  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đau thắt ngực mạn tính
  • Hạn chế hoạt động thể lực

 

Chẩn đoán thiếu máu cơ tim

Thông qua các triệu chứng chưa thể đánh giá người bệnh mắc thiếu máu cơ tim nhẹ hay nặng, bởi có nhiều trường hợp tắc nghẽn mạch vành nhiều nhưng có diễn tiến thầm lặng, trong khi đó có những người bệnh tắc nghẽn một phần mạch vành đã xuất hiện các dấu hiệu đau nặng . Do đó, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Bệnh nhân cơ tim thiếu máu thường bị rối loạn chuyển hóa. Do đó, người bệnh cần kiểm tra đường huyết khi đói, kiểm tra mỡ máu, men gan, creatinin máu.
  • Điện tâm đồ: giúp bác sĩ chẩn đoán sớm những biến đổi biểu hiện trên điện tim cũng như các rối loạn nhịp có thể có.
  • Điện tâm đồ gắng sức : là thăm dò không xâm nhập giúp chẩn đoán khả năng bệnh mạch vành ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
  • Chụp cắt lớp vi tính (MSCT): Kỹ thuật này giúp tính điểm vôi hóa mạch vành, cho thấy hình ảnh mạch vành khi dùng thuốc cản quang. Kỹ thuật MSCT thường được chỉ định khi bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ở mức trung bình.
  • Chụp động mạch vành: Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu, giúp bác sĩ xác định vị trí giải phẫu cũng như mức độ nặng của bệnh hẹp mạch vành.
    Dấu ấn sinh học (Troponin): Xét nghiệm Troponin tim giúp bác sĩ phân biệt hội chứng động mạch vành cấp và các bệnh lý về tim khác. .
  • Siêu âm Doppler tim: Siêu âm tim có thể xác định được bất thường vận động vùng nghi do bệnh mạch vành, đánh giá phân suất tống máu thất trái (EF) để phân tầng nguy cơ và đánh giá chức năng của tâm trương thất trái,…
MSCT là kỹ thuật giúp bác sĩ chẩn đoán thiếu máu cơ tim ở mức trung bình

Những phương pháp điều trị bệnh lý thiếu máu cơ tim

Thay đổi lối sống

Áp dụng lối sống khoa học và loại bỏ những thói quen xấu không những giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh lý mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị. Việc thực hiện lối sống lành mạnh rất tốt cho quá trình chữa trị của bệnh nhân.

Người bệnh nên hạn chế hút thuốc, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, thường xuyên vận động, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và cố gắng kiểm soát các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao,… để quá trình điều trị thuận lợi và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ sát sao phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định trong điều trị thiếu máu cơ tim cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bao gồm:

  • Nhóm chẹn kênh canxi
  • Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi)
  • Ranolazine (Ranexa)
  • Aspirin
  • Nhóm nitrat
  • Nhóm chẹn beta

Lưu ý: Để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi người bệnh tuân thủ sát sao theo hướng dẫn chữa trị của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Phẫu thuật

Đối với các bệnh nhân thiếu máu cơ tim nghiêm trọng, việc điều trị bằng thuốc đôi khi không mang lại hiệu quả tối ưu. Trường hợp này các bác sĩ thường chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật.

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Phương pháp này sử dụng một đoạn mạch từ bộ phận khác của cơ thể để tạo ra một cành ghép giúp máu lưu thông xung quanh phần động mạch vành bị tắc.
  • Nong và đặt stent: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một đoạn ống thông mỏng vào phần hẹp phía trong động mạch của người bệnh. Sau đó, sử dụng một sợi dây, một quả bóng nhỏ luồn vào khu vực hẹp đó và bơm căng để mở rộng động mạch. Một cuộn dây lưới thép nhỏ (thường gọi là stent) sẽ được đưa vào để giữ cho động mạch luôn mở giúp máu lưu thông.
  • Phương pháp điều trị cơ học hiện đại: Các phương pháp mới này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng, đã sử dụng các biện pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả.

Phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh là thói quen tốt giúp cho tim phát huy tối đa các chức năng . Bên cạnh đó, để phòng ngừa cơ tim thiếu máu người bệnh cần:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc;
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý (giảm cân nếu đang thừa cân);
  • Tập luyện hoạt động thể chất vừa sức, đều đặn;
  • Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế mỡ động vật (nên thay bằng dầu thực vật), hạn chế ăn phủ tạng động vật, giảm muối trong thức ăn và không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, cà muối,…
  • Kiểm soát huyết áp, đường máu và lipid máu.

Ngoài ra, thăm khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế cũng là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim. Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại như: máy ECG (đo điện tâm đồ, kiểm tra nhịp tim), máy MSCT tim và mạch vành, máy Holter ECG cùng hệ thống máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện,…

 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Facebook Gọi ngay