1. TÌNH TRẠNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP LÀ GÌ
Cơ thể người được cấu thành từ các loại xương và khớp trong đó có 3 thể khớp, khớp động (tay, chân), khớp bán động (các khớp ở cột sống) và khớp bất động ở hộp sọ. Trong đó khớp động và khớp bán động dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi các khớp này không còn đủ sức mạnh và chức năng như ban đầu dễ dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp.
Khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh cảm nhận thấy đau mỏi cơ, xương, khớp và gân. Tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động, chạm vào vị trí nào đó. Vùng xương khớp có biểu hiện rõ nhất tình trạng đau nhức là bắp chân, tay, cổ chân hoặc tay, vai, cổ…
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Đi kèm với đau nhức, người bệnh còn phải đối mặt với hội chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ăn uống không ngon miệng…
Nếu như trước đây, đau nhức xương khớp chỉ xảy ra ở người trung niên và cao tuổi thì hiện nay rất nhiều người trẻ gặp phải. Bệnh được chia thành 2 giai đoạn là cấp tính và mạn tính.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau nhức xương khớp là tình trạng sức khỏe thường gặp, thế nhưng nhiều người vẫn không hiểu nguyên nhân do đâu. Để có đầy đủ thông tin cung cấp cho độc giả, Ban biên tập đã trao đổi cụ thể với các chuyên gia xương khớp.
Theo các chuyên gia về xương khớp, đau nhức xương khớp có thể do những nguyên nhân sau:
2.1. Đau nhức xương khớp do các yếu tố bên ngoài
Những tác nhân bên ngoài như chấn thương, ngồi sai tư thế, lao động nặng… là nguyên nhân khiến xương khớp bị đau mỏi, cụ thể:
2.1.1. Đau nhức do ít vận động
Người ít đi lại, lười tập thể dục, ngồi nhiều một chỗ… làm cơ khớp và dây chằng bị căng cứng dẫn đến đau nhức. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người làm công việc văn phòng, thợ mộc, lái xe, công nhân may…
2.1.2. Chấn thương
Di chấn để lại sau sự cố va đập mạnh hay tai nạn giao thông khiến xương khớp bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu khi vận động mạnh, làm việc quá sức hoặc do thay đổi thời tiết…
2.1.3. Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể trực tiếp đè nén lên xương khớp, các đốt sống. Do đó, việc thừa cân, béo phì không khác nào bạn đang bê vác đồ nặng trên người thường xuyên. Đó là lý do vì sao những người bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, trong đó có đau nhức xương khớp.
2.1.4. Đau do làm việc, ngồi sai tư thế
Nhân viên văn phòng, lái xe… ngồi làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng, ngồi nghiêng người) lâu dần sẽ gây đau mỏi và biến dạng xương khớp. Vì vậy, bạn cần lưu ý điều này, chỉnh lại thói quen ngồi để tránh đau xương khớp.
2.1.5. Đau nhức do thay đổi thời tiết
Nguyên nhân mà rất nhiều người đang mắc phải hiện nay. Có bệnh nhân chia sẻ trời đang nóng mà chuyển sang lạnh, mưa gió thì tay chân nhức mỏi, buồn bực, khó chịu vô cùng. Điều này khiến họ mất ăn, mất ngủ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thời tiết chuyển lạnh sang nóng hoặc ngược lại gây ra những thay đổi lớn trong xương khớp. Có thể kể đến như cơ gân bị co lại, máu lưu thông đến khớp xương giảm sút, sụn bị khô… Thông thường, người cao tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân này nhiều nhất.
2.2. Đau nhức xương khớp do bệnh lý
Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý xương khớp sau:
2.2.1. Thoái hóa khớp
Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể do thoái hóa khớp gây ra. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.
Cách phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa với những bệnh lý khác dựa vào triệu chứng đau. Thông thường cơn đau do bệnh lý này sẽ tăng nặng khi vận động và giảm lúc nghỉ ngơi.
Khớp dễ bị thoái hóa là khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, ngón tay, bàn chân…
2.2.2. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau xương khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay.
Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở khớp nhỏ, mang tính đối xứng nhau như: đau cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng hai bàn tay. Biểu hiện đau thường đi kèm với sưng, nóng, đỏ.
Không chỉ đau, người bệnh còn bị cứng khớp, cử động khó khăn vào buổi sáng sau khi thức dậy.
2.2.3. Mắc bệnh gout
Nói đến đau nhức xương khớp không thể bỏ qua bệnh gout. Đây là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể.
Bệnh gout thường có biểu hiện đau xương khớp kèm sưng, nóng, đỏ đau. Đau nhất vùng khớp ngón chân, cổ chân, khớp ngón tay. Cơn đau xuất hiện nhiều về đêm, đau có thể tăng lên tới mức bệnh nhân không chịu đựng được.
2.2.4. Loãng xương
Khi bạn bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp có thể sẽ xuất hiện thường xuyên tại vị trí đầu xương hoặc đau dọc theo xương. Về lâu dài, nếu không được điều trị, xương sẽ suy yếu dần, giòn và dễ gãy.
2.2.5. Viêm khớp nhiễm trùng
Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, do vi khuẩn, virus, nấm hoặc loại vi trùng khác. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương hoặc theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể.
Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra ở khớp gối, đôi khi cũng có thể khớp vai, khớp cổ tay, mắt cá chân.
2.2.6. Lao xương khớp
Bệnh dễ gặp ở khớp háng, cột sống và khớp gối, những khớp thường xuyên phải vận động nhiều. Lao xương khớp do vi trùng lao gây ra. Những khớp chịu sức nặng của cơ thể càng nhiều càng dễ có nguy cơ mắc lao xương cao.
2.2.7. Một số bệnh lý khác
Tình trạng đau nhức xương khớp còn gặp ở một số bệnh như:
- Lupus ban đỏ gây sưng phồng khớp, có thể xuất hiện phát ban hình cánh bướm bên má,
- Viêm khớp nhiễm trùng
- Bệnh Lyme: đây là chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia (trong đó có loại bọ ve đốt)
- Bệnh lậu
3. TRIỆU CHỨNG ĐI KÈM CỦA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Khi ở giai đoạn khởi phát, tình trạng đau xương khớp chưa rõ ràng, chỉ cảm nhận bằng những cơn đau nhẹ. Tuy nhiên khi tình trạng nặng hơn có thể kèm theo nhiều triệu chứng đau nhức phức tạp như:
TRIỆU CHỨNG | Biểu hiện cụ thể |
✅ Đau nhức, buốt trong xương | ⭐ Xuất hiện tại các vị trí thường xuyên cử động nhiều như đầu gối, cổ tay, ngón tay. Cơn đau tăng nặng khi vận động, thay đổi thời tiết. |
✅ Sưng đỏ | ⭐ Tại các khớp xuất hiện tình trạng sưng đỏ, có thể kèm theo nóng sốt, ấn vào da thấy mềm. |
✅ Phát ra âm thanh tại khớp | ⭐ Thường xuất hiện vào trời lạnh, đau nhức kèm theo phát ra âm thanh khi cử động. |
✅ Tê cứng khớp | ⭐ Thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy, khiến việc co duỗi trở nên khó khăn. Cần vận động, xoa bóp nhẹ nhàng để cử động bình thường |
✅ Nhạy cảm hơn với cơn đau | ⭐ Sụn khớp bị bào mòn khiến đầu xương trơ ra, người bệnh cảm nhận cơn đau rất rõ ràng. |
Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện khác nhau.
4. ĐỐI TƯỢNG NÀY CÓ NGUY CƠ BỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Các cơn đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc phải:
– Người cao tuổi
– Người bị thừa cân, béo phì
– Người bị chấn thương khớp, dị dạng khớp
– Người có người thân mắc các bệnh về xương khớp (di truyền)
– Người mắc bệnh chuyển hóa
– Đối tượng làm việc tay chân, nặng nhọc, áp lực lên xương khớp.
5. ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp, hoặc bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp toàn thân. Tuy gặp nhiều ở người già, người trung tuổi, nhưng tình trạng bệnh xảy ra ở người trẻ cũng ngày càng phổ biến.
Thông thường, bạn sẽ có cảm giác đau tại các khớp lớn như: đau nhức khớp gối, khớp bả vai, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng… Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu. Càng về sau tần suất sẽ dày hơn, mức độ cơn đau cũng tăng nặng,
Như đã chia sẻ ở trên, đau nhức xương khớp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thay đổi thời tiết, làm việc sai tư thế… nhưng cũng có thể do bệnh lý xương khớp gây ra. Các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp… gây đau xương khớp nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì ảnh hưởng giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày, nặng thì hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí nguy cơ tàn phế.
6. CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau nhức xương khớp cần được điều trị sớm và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt về sau. Vậy khi bị đau nhức xương khớp phải làm sao?
6.1. Trị đau nhức xương khớp đơn giản tại nhà
Đối với những trường hợp nhẹ, triệu chứng đau nhức mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng những cách trị đau nhức tại nhà như sau:
6.1.1. Liệu pháp lạnh
Liệu pháp lạnh có tác dụng giảm lưu lượng máu về khu vực xương khớp tổn thương. Từ đó, làm chậm quá quá trình viêm giúp giảm đau, giảm viêm, sưng.
Hướng dẫn: Sử dụng túi đá lạnh chuyên dụng hoặc cho đá vào trong chiếc khăn, bọc lại và chườm lên vùng khớp bị đau nhức. Mỗi lần chườm 10 – 15 lần, ngày thực hiện 3 lần.
Lưu ý: Không nên áp trực tiếp đá lạnh lên vùng xương khớp đang bị đau nhức, có thể gây bỏng.
6.1.2. Chườm ấm
Chườm ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu về khư vực tổn thương. Từ đó, giúp giảm đau, giảm cảm giác tê bì. Ngoài ra, chườm ấm còn làm ấm chi, đuổi hàn thấp, thư giãn mạch máu, xương khớp.
Hướng dẫn: Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc khăn ấm chườm trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Mỗi lần chườm 20 phút, thực hiện 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 phút.
6.1.3. Xoa bóp
Xoa bóp được xem là liệu pháp “cứu cánh” cho những người bị bệnh xương khớp. Bởi, xoa bóp thực hiện rất đơn giản, với lực tác động nhẹ nhàng từ bàn tay có tác dụng làm giãn cơ, giảm áp lực đè nén dây thần kinh. Từ đó, cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau nhức xương khớp.
Để tăng hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp tinh dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược (gừng, bạc hà, tràm trà…) để xoa bóp. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 20 phút.
Lưu ý: Không xoa bóp khi khớp đang sưng, phù nề nóng đỏ.
6.1.4. Nghỉ ngơi hợp lý
Còn gì tuyệt vời bằng việc nghỉ ngơi khi có biểu hiện đau nhức xương khớp. Thấy có triệu chứng đau, bạn nên dừng mọi hoạt động, nằm thư giãn.
Nghỉ ngơi giúp giảm áp lực lên khớp xương, mạch máu và dây thần kinh. Từ đó, giúp giảm đau nhức và cải thiện tâm trạng.
6.2. Điều trị xương khớp bằng Tây y
Điều trị đau nhức xương khớp bằng Tây y có ý nghĩa rất quan trọng, nhờ tác dụng nhanh chóng. Đau nhức xương khớp uống thuốc gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Theo chuyên gia xương khớp, khi bị đau nhức các khớp xương, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc như sau:
- Đối với đau khớp từ trung bình đến nặng kèm theo sưng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen.
- Đối với trường hợp đau nhẹ mà không bị sưng tấy thì có thể sử dụng Acetaminophen. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này phải cẩn thận, đặc biệt nếu bạn sử dụng bia rượu vì có thể gây tổn thương gan.
- Nếu cơn đau nghiêm trọng đến mức NSAID và Cox-2 không đủ hiệu quả, bác sĩ sẽ kê thêm opioid mạnh hơn. Vì opioid có thể gây buồn ngủ nên phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau nhức xương khớp như:
- Thuốc giãn cơ để điều trị co thắt cơ (có thể dùng chung với NSAID để tăng tác dụng)
- Các nhóm thuốc đường tiêu hóa: Omeprazole để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc trị đau xương khớp lên dạ dày, tá tràng và thận.
Mặc dù có tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh, song phương pháp này lại có nhược điểm dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng.
6.3. Tiêm thuốc
Với những trường hợp sử dụng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc steroid (có thể kết hợp thuốc gây tê cục bộ) trực tiếp vào khớp. Thời gian tiêm kéo dài từ 3 – 4 tháng/ 1 lần.
Thuốc tiêm steroid được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân bị viêm khớp hoặc viêm gân. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả trong giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tạm thời, bởi lạm dụng gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
6.4. Điều trị đau nhức xương khớp bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp được đánh giá hiệu quả giúp giảm đau nhức xương khớp. Phương pháp này được phân thành hai loại là vật lý trị liệu chủ động (bao gồm các bài tập vận động thể lực) và vật lý trị liệu bị động (sử dụng thiết bị hiện đại).
Để tăng hiệu quả chữa bệnh, các chuyên gia sẽ khuyến khích người bệnh nên kết hợp cả hai hình thức trên.
Một số kỹ thuật được sử dụng có thể bao gồm:
- Sóng siêu âm dẫn truyền tinh chất giúp giảm đau nhức xương khớp.
- Liệu pháp nhiệt nóng hoặc lạnh.
- Sử dụng các xung điện kích thích dây thần kinh.
- Nắn chỉnh xương khớp.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm đau mà không cần sử dụng thuốc, tránh được nguy cơ phải phẫu thuật nhất là với người không đủ điều kiện thực hiện. Đồng thời, vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động, phục hồi các khớp xương.
6.5. Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp
Y học Cổ truyền cho rằng khi cơ thể suy yếu, các tà khí như: phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ xâm nhập vào xương khớp, gây cản trở sự vận hành của khí huyết. Khí huyết tắc nghẽn sẽ dẫn đến sưng, đau, tê mỏi tại các khớp.
Người cao tuổi, chức năng can thận hư hao cũng khiến khí huyết bị suy giảm, dẫn đến thoái hóa khớp, đau nhức và biến dạng khớp.
Các bài thuốc Đông y trị đau xương khớp thường tập trung vào việc đưa tà khí ra ngoài, đả thông khí huyết, giảm sưng đau và ngăn chặn các biến chứng.
Vậy nên, ngoài việc sử dụng Tây y, người đau nhức xương khớp có thể tham khảo các cây thuốc nam và những bài thuốc Đông y sau đây:
6.5.1. Bài thuốc từ cây cỏ xước
Rễ của cây chứa alcaloid và saponin được dùng như một loại thuốc chống viêm, giảm đau tự nhiên cho người đau xương khớp. Cỏ xước có tính mát, vị chua đắng, tiêu viêm, có thể sắc uống đơn lẻ 10-15g hay kết hợp với các vị thuốc khác.
6.5.2. Bài thuốc từ cây ngải cứu
Tác dụng: Hoạt huyết, thông mạch, kháng viêm giảm đau.
Cách thực hiện:
- Có thể sắc nước uống, nấu canh.
- Chườm nóng bằng cách dùng một nắm ngải cứu cho vào khăn mỏng cùng một ít muối sao nóng, sau đó đắp lên vùng xương khớp bị đau sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.
6.5.3. Bài thuốc từ cây đinh lăng gai
Tác dụng: Có vị cay, đắng, tính ấm. Tác dụng tán ứ, khu phong trừ thấp.
Cách thực hiện:
- Sắc 30g rễ đinh lăng cùng 2 lít nước
- Sau khi sắc cạn còn ½ thì để nguội dùng dần trong ngày
6.5.4. Hạt mã tiền sau khi chế biến
Có thể sử dụng để xoa bóp hoặc sắc uống trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, chỉ nên giã hạt, ngâm với rượu để xoa bóp. Còn sắc uống thì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để loại bỏ các độc tính của nó.
7. BỔ SUNG TINH CHẤT NUÔI DƯỠNG XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH
Theo Báo Sức khỏe đời sống, trong tự nhiên có rất nhiều tinh chất giúp bổ sung sụn khớp giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp như:
- Glucosamin: Glucosamin là một loại đường tự nhiên được tìm thấy ở mô đệm của khớp. Trong tự nhiên, người ta thường dùng chiết xuất Glucosamin từ các động vật có vỏ để hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm xương khớp, đau nhức xương khớp,…
- Kollagen II-xs: Được chiết xuất từ sụn ức gà non có chứa Collagen type 2, Chondroitin (thành phần trong sụn cá mập) và Acid hyaluronic. Các hoạt chất này là nguyên liệu cấu thành sụn khớp và dịch khớp, giúp hỗ trợ tăng cường tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch bôi trơn và bảo vệ bề mặt sụn.
- AKBAMAX: Chiết xuất từ cây Nhũ hương, có hàm lượng cao AKBA (Acetylketo-β-boswellic acid). Theo các nghiên cứu lâm sàng của Đại học São Paulo, Brazil cho thấy AKBAMAX giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động của người bệnh hiệu quả.
Hiện nay các dạng bổ sung của những tinh chất này đều có sẵn ở dạng viên nang, viên nén tiện lợi cho người bệnh khi sử dụng.