BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG BỆNH

Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa với lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường, do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Khi mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác…

 

BENH TIEU DUONG

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tiểu đường

1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:

– Cảm thấy đói và mệt:  Các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường là do cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng.

– Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều:. Ở bệnh nhân tiểu đường glucose sẽ được thải qua đường tiểu kéo theo thải nước, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu và  đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này gây ra tình tình trạng mất nước, người bệnh tiểu đường sẽ rất khát do đó sẽ cần uống nước, chính vì vậy lại càng đi tiểu nhiều hơn.

– Khô miệng, ngứa da: Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên đi tiểu khiến cơ thể bị mất nước, làm cho vùng miệng cảm thấy bị khô. Việc da khô có thể khiến bệnh nhân tiểu đường gây ngứa da

– Sụt cân: Một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần lễ do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ trong cơ thể khiến cho người bệnh bị sụt cân.

2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp 1 nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm gồm:

– Nhiễm trùng nấm men: Cả nam và nữ đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.

– Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân…

3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

– Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng. Sản phụ có thể sẽ thấy khát nước hơn bình thường, thường xuyên đi tiểu hơn. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường có thể thấy trong quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, kết quả là lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường gồm:.

  • Tăng huyết áp.
  • Ít hoạt động thể lực
  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
  • Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường

 

 

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Lupic tăng cường chuyển hóa lipid

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

– Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát bệnh. Phải bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn.

– Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

———————————————

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐓𝐲 𝐂𝐏 𝐃𝐮̛𝐨̛̣𝐜 – 𝐕𝐓𝐘𝐓 𝐓𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡
🏫 Trụ sở chính: Sn 38, Tân Nam 3, P Nam Ngạn, Thanh Hóa
📞 Hotline: 0705 202 666 – 0898 63 63 68
🔎 Website: https://tamthanhpharma.vn
🔎 Zalo OA: www.zalo.me/537540405902446899
🔎 Shoppe: https://shopee.vn/tamthanhpharma?
🚀 Tâm Thành Pharma – Trọn Chữ Tâm – Vẹn Chữ Tín

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Facebook Gọi ngay