CÁCH XỬ LÝ TIỂU DẮT BAN NGÀY Ở TRẺ

Cách Xử Lý Tiểu Dắt Ban Ngày Ở Trẻ

 

Tiểu dắt ở trẻ khiến bé căng thẳng, mất tự tin trong cuộc sống thường ngày. Việc tiểu nhiều hơn bình thường vào ban ngày làm bé mất kiểm soát, nhất là những trẻ đang độ tuổi đi học. Bố mẹ hãy cùng tham khảo cách xử lý tiểu dắt ban ngày ở trẻ nhé!

 

1. Thế nào là tiểu dắt?

Tiểu dắt là tình trạng bé đi tiểu nhiều lần trong ngày so với bình thường, mặc dù mỗi lần chỉ tiểu với lượng ít nước tiểu. Bình thường, trẻ đi tiểu từ 4 đến 8 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trẻ đi tiểu khoảng 10 – 30 lần/ngày, thì tức là bé đang tiểu dắt. Tình trạng này hay gặp ở trẻ từ 3 – 8 tuổi, thông thường sẽ có thể tự biến mất sau 2 – 3 tuần. Dẫu vậy, hiện tượng này có thể gây ra căng thẳng lớn ở trẻ em trong độ tuổi đi học và tác động tiêu cực đến lòng tự trọng của trẻ.

 

tre em di tieu rat 2

2. Các nguyên nhân gây tiểu dắt ở trẻ em

Một số nguyên nhân cơ bản gây tiểu dắt ở trẻ em như sau:

+ Nhiễm trùng đường tiểu. Thường kèm tiểu buốt, đau, quấy khi đi tiểu, lấy tay bóp vùng kín vì đau, thay đổi tính chất nước tiểu như có máu hay mủ màu đục, nước tiểu hôi.

+ Viêm niệu đạo do hóa chất như xà phòng.

+ Trẻ đang bị táo bón.

+ Trẻ đang gặp stress và tâm lý.

+ Trẻ uống quá nhiều sữa, đồ uống có caffein hoặc thực phẩm gây dị ứng.

+ Bàng quang đang hoạt động quá mức hoặc tăng nhạy cảm của bàng quang cũng có thể xảy ra tiểu dắt khi trời lạnh.

+ Trẻ nhịn tiểu nhiều lần làm bàng quang gây són tiểu, thói quen tiểu không hết bãi khiến trẻ phải tiểu nhiều lần.

+ Trẻ hoạt động quá mức, kích thích bàng quang và không thể đi vệ sinh kịp thời.

+ Bài tiết quá nhiều canxi trong nước tiểu.

+ Trẻ bị rối loạn TIC như Hội chứng Tourette.

+ Trong trường hợp hiếm, có thể trẻ mắc Hội chứng són tiểu khi cười.

 

163082 tre so sinh di tieu nhieu co sao khong

3. Cách xử lý tiểu dắt ban ngày ở trẻ

Tùy từng nguyên nhân để xử trí điều trị bệnh liên quan như nhiễm trùng tiểu, táo bón, căng thẳng tâm lý. Trẻ cần được dùng thuốc và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể:

Đối với trường hợp táo bón

Trẻ bị táo bón nên cần được điều trị ổn định, càng để lâu càng nặng và gây nên tình trạng tiểu dắt tái phát. Về nguyên tắc, bạn cần giải phóng khối phân ùn ứ trước đó. Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc thụt tháo phân đường hậu môn, thuốc nhuận tràng. Bên cạnh đó, trẻ cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Đối với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn

Nếu trẻ được phát hiện ra có nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng kháng sinh đường tiêm hoặc uống như amoxicilin + clavunanic, cefixim. Thời gian điều trị thường từ 5 – 7 ngày. Lưu ý, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể do virus, kháng sinh không có tác dụng điều trị. Do đó, bạn không nên tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ nếu bé đang bị tiểu dắt.

Dùng thuốc kháng cholinergic

Trong trường hợp các điều trị bệnh lý nền hoặc tập luyện, thay đổi thói quen không thành công, thuốc kháng cholinergic là oxybutynin thường được lựa chọn để kê đơn điều trị cho trẻ. Thuốc giúp làm giảm co bóp bàng quang. Vì vậy, sẽ chống chỉ định dùng đối với trẻ có bệnh lý bàng quang kém hoạt động, tiền sử bí tiểu, tiểu ngắt quãng.

Lưu ý, đối với trẻ không có bệnh lý, chỉ cần thay đổi việc ăn uống phù hợp cho trẻ, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách và giải quyết các vấn đề căng thẳng thì đa phần tình trạng tiểu dắt ở trẻ sẽ ổn định trong khoảng 3 tuần.

20220111 Tre tieu buo tieu rat 3

Các cách xử lý tiểu dắt ban ngày ở trẻ mà không dùng thuốc

+ Giải tỏa căng thẳng, giảm stress cho trẻ. Bố mẹ không nên phạt, mắng hay cáu giận khi trẻ đi tiểu lắt nhắt, điều này khiến trẻ bị nặng hơn.

+ Tránh caffein, đồ uống công nghiệp có thể kích thích bàng quang hoạt động quá mức.

 

+ Sử dụng “thời gian biểu” đi tiểu, khuyến khích trẻ đi tiểu ban ngày cách mỗi 2 – 3 giờ.

+ Khuyến khích trẻ không nhịn tiểu, tiểu hết bãi, thời gian khoảng vài phút đủ để hết nước tiểu và thư giãn các cơ khi tiểu với tư thế đúng.

+ Khi tắm, cần tránh xà phòng trên vùng sinh dục (ở trẻ em gái). Bởi những chất này có thể gây kích ứng vùng sinh dục và làm tình trạng tiểu dắt thêm nặng hơn.

 

+ Trẻ gái cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sạch sẽ sau khi đi đại tiện, tiểu tiện để ngừa nhiễm trùng tiểu.

+ Trẻ trai phải vệ sinh rửa sạch đầu dương vật, đặc biệt ở những trẻ bị hẹp bao quy đầu.

+ Giun kim cũng là tác nhân đưa vi khuẩn lên gây viêm tiết niệu trẻ gái. Do đó, bố mẹ cần thiết phải tẩy giun định kỳ cho trẻ.

+ Tăng cường chất xơ, uống đủ nước, luyện tập đi tiêu mỗi ngày để ngừa táo bón cho trẻ. Từ đó, hạn chế tình trạng tiểu dắt ở trẻ.

Với các cách xử lý tiểu dắt ban ngày ở trẻ mà bài viết liệt kê trên, hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh cân nhắc áp dụng hiệu quả để bé sớm thoát khỏi hiện tượng này.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Facebook Gọi ngay